72 thế cây cảnh dáng bonsai

Mio

Updated on:

Thế long giáng
Reading Time: 4 minutes

72 thế cây cảnh dáng bonsai là một trong những phong cách trồng và uốn cây độc đáo và thu hút. Mỗi thế cây mang ý nghĩa riêng, từ bản chất của người nghệ nhân cho đến thông điệp văn hoá và tâm linh được gửi gắm vào từng chi tiết cây. Hãy cùng Miogarden, bạn có thể khám phá cận cảnh những thế cây tuyệt đẹp này và hiểu về ý nghĩa sâu sắc mà chúng mang lại.

Thế thác đổ-72 thế cây cảnh dáng bonsai

Thế Thác Đổ - Miogarden
Thế Thác Đổ – Miogarden

Thế Thác Đổ là một thế ít người uốn trong 72 thế cây cảnh dáng bonsai, với thế này thân và tàn nhánh được uốn thấp xuống hơn đáy chậu như một dòng thác đang đổ, mềm mại như dòng nước chảy. Biểu hiện cho sự nhẹ nhàng, tinh tế và làm cho người xem có một cảm giác dễ chịu.
Để làm được thế này, chậu cây cần được đặt trên vị trí cao khoảng 1m so với mặt đất và cần được kiêng cố để tránh sự cố khi có giông gió. Cây cần có thân khỏe, rễ lớn và chắn chắn. Có thể dùng kẽm để uống, cây ra tới đâu uốn tới đó và có thể cắt bỏ hoặc để nhiều tầng lá tùy theo sở thích của người nghệ nhân. Tuy nhiên, do thế này đổ xuống một bên chậu nên cần uốn sao cho không chênh lệnh quá lớn về trọng lượng.

Thế vũ trụ-72 thế cây cảnh dáng bonsai

Thế vũ trụ-Miogarden
Thế vũ trụ-Miogarden

Để làm được thế vũ trụ, trước tiên cần phải có cây cổ thụ gốc to, thân thẳng, rễ khỏe nổi trên mặt đất và xòe ra tứ phía, cành và nhánh phân theo lối chiết chi hoặc tứ diện. Người nghệ nhân có thể cắt tỉa từ 3 đến 5 tàn to tùy theo sơ thích và chiều cao của cây. Các tàn cây uốn và cắt tỉa hình quạt nằm ngang, các tàn từ tầng thứ nhất đến tầng cao nhất có bán kính nhỏ dần.
Sau khi hoàn thiện, hình dạng của thế này giống như hình búp măng chứ không vươn lên cao, tượng trưng cho sự tồn tại vĩnh cửu, sum suê và đầy đủ. Tuy nhiên để thế này được hoàn hảo, người nghệ nhân cần uốn các tàn theo đúng luật âm dương và theo tứ hướng tả, hửu, tiền, hậu đầy đủ. Nếu thiếu một trong các hướng thì sẽ làm mất cân đối và không bắt mắt.

Thế long giáng-72 thế cây cảnh dáng bonsai

Thế long giáng-72 Thế Cây Cảnh
Thế long giáng-72 Thế Cây Cảnh
Thế long giáng 1-72 Thế Cây Cảnh
Thế long giáng 1-72 Thế Cây Cảnh

Thế này khá dễ uốn, tượng trưng cho sự ôn hòa, mềm mỏng nhưng không kém phần uy nghiêm, uy quyền và oai phong. Để làm được thế này, cần sử dụng cây gốc to, rễ chắc. Phần gốc làm đầu chúi xuống, phần ngực nằm trên mặt chậu, thân cây uốn cong làm thân rồng, cành và lá làm chân và mây như thể đang đáp xuống, ngọn cây làm đuôi rồng. Để làm thế này được đẹp, người nghệ nhân cần uốn các phần chi và đuôi sao cho cân đối, uyển chuyển như thể rồng đang chuẩn bị đặt chân lên mặt đất. Thế Long Giáng là đẹp nhất trong 72 thế cây cảnh dáng bonsai

Bạn nên đọc:  Cây Dây Nhện-3 Cách trồng, Ý nghĩa, Đặc điểm

Thế tùng thập-72 thế cây cảnh dáng bonsai

thế tùng thập-miogarden
Thế Tùng Thập-miogarden

Đây là thế được dùng làm mẫu để uốn những cây trực thọ vì thân cây tùng thường có dáng thẳng, tàn nhánh phân theo hướng nhị diện xòe ra hai bên. Khi làm thế này, cây tùng phải là cây cổ thụ già, thân thẳng và sần sùi, tàn nhánh nhiều những vần còn giữ được dáng chữ thập so với thân cây. Tùy theo cây cao hay thấp mà người nghệ nhân có thể uốn nhiều tầng hay ít tầng.
Tuy nhiên, để làm cho thế này được hoàn chỉnh và đẹp mắt thì các tàn nhánh phải được uốn đối xứng qua thân cùng với khoảng cách giữa các tầng tương đối bằng nhau. Thân cây và cành phải uốn dứt khoát vì thế tùng thập tượng trưng cho người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng, gan dạ, bất khuất và biểu hiện cho tính thẳng thắn của người quân tử.

Thế tam đa-72 thế cây cảnh dáng bonsai

Thế Tam Đa-Miogarden
Thế Tam Đa-Miogarden

Thế tam đa khá dễ uốn nhất trong 72 thế cây cảnh dáng bonsai, thế này tượng trưng cho Phước, Lộc, Thọ. Có nghĩa là mang lại nhiều phúc, tốt lành và may mắn, có lộc giàu, làm ăn phát đạt và sống thọ trăm tuổi. Thế tam đá có 3 tầng lá, tầng thứ nhất và tầng thứ hai được cắt tỉa hình tròn xung quanh thân cây, riêng tần thứ 3 thường được cắt tỉa hình chóp. Từ tầng thứ nhất tới tầng thứ ba có đường kính nhỏ dần tạo thành hình nón.
Để làm được thế này, cây phải là cây cổ thụ lâu năm, có thân vững chắc và thẳng, rễ lớn và xòe ra nỗi trên mặt chậu. Phần rễ càng lớn, càng xòe thì thế này càng đẹp và chống chịu được gió mạnh, giúp cây không bị ngã. Tuy nhiên, để làm được thế này hoàn hảo, người nghệ nhân cần cắt tỉa gọn gàng, đường kính các tầng phải theo tỉ lệ nhất định và khoảng cách giữa các tầng phải tưởng đối bằng nhau để tạo như hài hòa.

Hướng dẫn tạo 72 thế cây cảnh dáng bonsai
Hướng dẫn tạo 72 thế cây cảnh dáng bonsai

Quá trình tạo dáng 72 thế cây cảnh dáng bonsai

– Trước khi uốn cành, cần chuẩn bị cho cây: tỉa bớt lá và cành quá sát vào nhau. Kiến trúc tổng thể của cây cần tránh những cành song song, gối lên nhau hay gập chéo.
– Thời gian tốt nhất để uốn cây là cuối hè hoặc đầu tháng 8 khi cây mới phát triển lá non. Cây có nhiều nhựa như thông, thì thích hợp nhất vào cuối hè.
– Để uốn cành cây bonsai, người trồng thường sử dụng dây kẽm. Trước khi uốn, cần cắt tỉa bớt lá và các cành quá sát lại với nhau. Uốn từ thân cây, sau đó đến cành chính và rồi uốn các cành xung quanh. Uốn trước cành lớn rồi sau đó uốn các cành nhỏ. Sau khi định hình, dùng dây kẽm để giữ cho cây trong dạng mong muốn.
– Khi một phần của cây đã được uốn thành hình, ta có thể loại bỏ dây khi dây đã “ăn” vào vỏ cây khoảng 1/3 đường kính. Nếu không tháo dây kịp thời, có thể gây tổn thương lên cây. Khi gỡ dây, bắt đầu từ ngọn và di chuyển xuống gốc theo chiều ngược lại so với việc quấn dây ban đầu.

Một cây cảnh hoặc bonsai đẹp được coi là có giá trị nghệ thuật cao chủ yếu nhờ vào cái thế và hình dáng của nó. Để có được một cây cảnh hay bonsai có hình dáng tuyệt đẹp, người trồng cây phải tập trung vào việc uốn cây và tạo dáng cho nó. Dưới đây là hướng dẫn về cách tạo dáng cho cây cảnh. Bạn có thể tham khảo thêm: Wikipedia

Thời điểm tốt để uốn cành và tạo dáng 72 thế cây cảnh dáng bonsai cho cây cảnh là cuối hè hoặc đầu tháng 8. Thời gian này được chọn vì lúc đó cây đang trong giai đoạn phát triển mạnh, nhiều chồi non và lá mới phù hợp để uốn cành.

Bạn nên đọc:  Hoa Nhài Nhật NEW-Đặc Điểm Cách Trồng Ý Nghĩa

Tuy nhiên, khi uốn cây thông hoặc cây gỗ sam (loại cây rừng tự nhiên), bạn nên uốn vào cuối tháng 8 vì lượng nhựa trong cây đã giảm.

Với các loại cây mất lá sớm hoặc có khả năng chảy nhiều nhựa khi bị uốn, bạn không nên uốn ở đầu hoặc cuối mùa xuân vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Trước khi uốn, bạn nên tham khảo các hình dáng và chỉnh những gì được miêu tả trong sách kỹ thuật về bonsai để chọn kiểu tạo dáng phù hợp cho cây cảnh của mình.

Tạo dáng Cây bonsai mini-Cần chuẩn bị các công cụ sau

– Kéo tỉa: để cắt bớt lá và loại bỏ những cành liên quan đến việc tạo dáng cây. Cần tránh những cành song song, uốn vòng ra phía sau hoặc mọc lồi lên.

– Dây uốn: thông thường, người ta sử dụng dây đồng hoặc dây kẽm để uốn cây. Ngoài ra, có thể dùng dây vải nhưng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây. Tuy nhiên, lưu ý rằng điều này có thể làm cho máy móc sinh học vào mùa mưa. Đối với các loại cây lá kim, không nên sử dụng dây sắt do nó có thể ăn mòn và gỉ sét theo thời gian. Rỉ sét có thể gây hại và giết chết cây.

Khi chọn cây cảnh hay bonsai, không phải loại nào cũng thích hợp. Các loại cây được sử dụng làm bonsai và có thể tạo thành những tác phẩm đẹp bao gồm: sanh canh cây, si cây, da canh cây, de canh cây, linh sam, mai chiếu thủy, nhất chi mai, ngũ gia bì, vv.

Để tạo ra một tác phẩm bonsai đẹp và duy nhất, cần có sự cân đối giữa các yếu tố của cây như thân cây, rễ cây và cành cây.

– Rễ cây: Một hàng rễ đẹp là khi rễ chỉ lộ ra và lan tỏa trên mặt đất mà không có hiện tượng rễ căng chéo lên nhau.

– Thân cây: Chọn những thân có hình dạng phù hợp với kiểu cây bạn muốn tạo để tạo nên diện mạo hấp dẫn hơn. Điểm khác biệt quan trọng ở chỗ thân có đường kính to từ rễ đến ngọn. Ngoài ra, dọc theo thân có thêm nét sần sùi để tạo ra vẻ già trước tuổi cho cây khi sử dụng trong bonsai hoặc cảnh tạo ra giá trị.

– Cành cây: Là phần chính tạo thành mặt lá của cây. Loại bỏ các cành lớn quá, cành đâm nhau hoặc cắt xuống vị trí gốc trên thân cây. Với bonsai, cứ mỗi cành ở gốc sẽ to hơn cành trên ngọn và sẽ được sắp xếp theo hình xoăn ốc.

Các kỹ thuật khác nhau khi uốn cây

– Kỹ thuật uốn cơ bản: Bạn nên uốn thân trước, sau đó là các cành chính và cuối cùng là các cành xung quanh từ gốc cây đến ngọn. Uốn các cành lớn trước và các cành nhỏ sau. Để quấn dây vào thân cây, bạn có thể châm một đầu vào đất trong chậu để nó cảm biến được kiểm soát.

Bạn nên đọc:  Tổng Hợp Các Thiết Kế Ban Công Và Cây Cảnh Đẹp Dễ Thực Hiện 

– Kỹ thuật uốn cho cây lớn và dễ gãy: Khi làm việc với các cây khó uốn, bạn cần xác định độ dai của cây và tuân thủ đúng kỹ thuật.

+ Sử dụng dây chằng xoắn để uốn các cành lớn và khó uốn. Điều này giúp đảm bảo sự ổn định của cây trong thời gian dài.

+ Sử dụng các công cụ khác như móc chặt, nẹp ba chân, nẹp uốn hoặc những kẹp uốn để uốn và tạo dáng cho cây.

Thông qua hướng dẫn trên, hy vọng bạn đã hiểu cách tạo dáng cho cây cảnh và bonsai. Mong rằng bạn sẽ thành công trong việc tạo ra những tác phẩm cây cảnh và bonsai có hình dáng và vị trí mong muốn.

Tải file PDF: Hướng dẫn tạo 72 thế cây cảnh dáng bonsai

Mio đã trải qua nhiều năm lao động trong lãnh vực, đã tích lũy được không ít bước thành công và tạo dựng hình ảnh cá nhân đầy uy tín. Không chỉ phục hồi cây cảnh tổn thương cho hàng loạt khách hàng, anh còn biến đổi khoảng không ngập tràn ánh sáng vào những góc nhà ấm cúng. Hơn nữa, Mio xây dựng một ekip thu hút bởi niềm đam mê thổn thức của các "bà con" yêu cây cỏ để cùng nhau trao đổi và truyền bá tình yêu cây cỏ rộng rãi hơn.

Share to...